Lần đầu tiên dùng tuyến tụy nhân tạo cho bệnh nhân tiểu đường loại 2
Nhiều năm qua, chùa Bái Đính đã trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Ninh Bình nói riêng và Việt Nam nói chung.Cảnh báo nghi can lừa đảo giả danh Phó giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh
Trang Newsweek ngày 28.2 đưa tin những con “tàu bạc” là một phần trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm ứng phó tình trạng già hóa dân số. Theo đó, những chuyến tàu này sẽ có thiết kế những tiện nghi như giường ngủ, nhà vệ sinh dành riêng cho người cao tuổi. Ngoài ra còn có bình oxy, nút gọi khẩn cấp và đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo bài bản.Trong khi đó, tờ Hoàn Cầu thời báo cho hay những chuyến đi trên tàu bạc sẽ đáp ứng thay đổi trong sở thích du lịch của người lớn tuổi, tập trung vào trải nghiệm văn hóa sâu rộng. Đây cũng được xem là một loại hình kinh tế mà Trung Quốc đang đầu tư nguồn lực, đó là “kinh tế bạc”, với việc phát triển công nghệ nhằm hiện đại hóa chăm sóc người cao tuổi, cùng những mô hình dịch vụ hướng đến nhóm đối tượng này. Hiện có khoảng 1 phần 5 dân số Trung Quốc từ 60 tuổi.Một số chuyên gia kinh tế cho rằng những người đã về hưu có thời gian và nguồn tài chính cho những trải nghiệm du lịch, do đó xây dựng hạ tầng và phương tiện tập trung vào người cao tuổi có thể mang lại nguồn thu cho địa phương đón tiếp những vị khách lớn tuổi.Ông G.A. Donovan, từ Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc (trụ sở tại Mỹ), nói với Newsweek rằng nhiều doanh nghiệp ở Trung Quốc đang nhắm đến nhóm nhân khẩu học lớn tuổi, là sự thay đổi lớn so với thế hệ trước đây, khi Trung Quốc còn chính sách một con và những gia đình sẽ dành phần lớn nguồn lực đầu tư cho đứa con duy nhất của họ.Song, ông Donovan nhận định "nền kinh tế bạc" tại Trung Quốc là xu hướng mang tính thời điểm và Trung Quốc vẫn sẽ cần chính sách kinh tế sâu rộng nhằm duy trì mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% GDP.
Bỏ con săn sắt nhằm con cá rô
Trong một thế giới ngày càng kết nối, nhu cầu chuyển tiền quốc tế không chỉ dừng lại ở giao dịch tài chính mà còn là cầu nối cho gia đình, sự nghiệp và những cơ hội mới. Hiểu được điều đó, Eximbank tiên phong mang đến dịch vụ Visa Direct - giải pháp chuyển tiền quốc tế hiện đại, nhanh chóng và an toàn.Với công nghệ tiên tiến và mạng lưới toàn cầu, Visa Direct hỗ trợ khách hàng gửi tiền nhanh chóng đến hơn 190 quốc gia. Dịch vụ này hỗ trợ linh hoạt cho nhiều nhu cầu quan trọng, từ du học, định cư, khám chữa bệnh đến trợ cấp người thân và các giao dịch quốc tế khác, giúp khách hàng dễ dàng kết nối tài chính trên toàn thế giới.Với dịch vụ Visa Direct từ Eximbank, chúng tôi mang đến giải pháp chuyển tiền quốc tế siêu tốc, an toàn và tiết kiệm, giúp bạn kết nối tài chính toàn cầu một cách dễ dàng.✅ Chuyển tiền siêu tốc - Giao dịch được xử lý chỉ trong 30 phút đối với các quốc gia thuộc hệ thống fast fund, đảm bảo tiền đến tay người nhận nhanh chóng, không gián đoạn.✅ Kết nối toàn cầu - Gửi tiền trực tiếp từ tài khoản Eximbank đến hơn 190 quốc gia, hỗ trợ các nhu cầu tài chính cá nhân với phạm vi phủ sóng rộng khắp.✅ Hạn mức linh hoạt, đáp ứng mọi nhu cầu - Cho phép giao dịch lên đến 25.000 USD/lần, 50.000 USD/ngày và tối đa 200.000 USD/tháng, tùy theo mục đích chuyển tiền, mang lại sự chủ động tối đa.✅ Tiết kiệm chi phí, tối đa lợi ích – Phí chuyển tiền cạnh tranh, chỉ thu một lần duy nhất từ người gửi, giúp người nhận nhận đủ 100% số tiền mà không bị trừ phí từ ngân hàng nước ngoài.✅ Bảo mật cao, an tâm tuyệt đối - Ứng dụng công nghệ bảo mật tiên tiến, đảm bảo giao dịch diễn ra minh bạch, an toàn tuyệt đối, giúp khách hàng yên tâm khi chuyển tiền xuyên biên giới.Nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, Eximbank triển khai chương trình ưu đãi miễn phí chuyển tiền 100% dành cho 100 giao dịch Visa Direct đầu tiên, áp dụng từ ngày 1.3.2025. Đây là cơ hội tuyệt vời để khách hàng tận hưởng dịch vụ chuyển tiền quốc tế nhanh chóng, tiện lợi với chi phí tối ưu nhất.Để biết thêm chi tiết về dịch vụ Visa Direct và chương trình ưu đãi miễn phí chuyển tiền, khách hàng có thể liên hệ với tổng đài Eximbank qua số điện thoại 19006655, hoặc truy cập website của Eximbank tại https://eximbank.com.vn/tin-tuc/eximbank-trien-khai-chuyen-tien-quoc-te-den-the-visa và các ứng dụng ngân hàng điện tử của Eximbank.Eximbank - Dịch vụ chuyển tiền quốc tế an toàn, nhanh chóng và thuận tiện!
Dịp này, độc giả cũng sẽ có dịp gặp gỡ với nhà văn "triệu bản" Nguyễn Nhật Ánh và tác giả Phương Huyền với chủ đề Làm bạn với sách.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phải thực hiện quy hoạch với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược
Đã gần 40 năm kể từ khi nhận được lá thư viết tay đầu tiên của cậu con trai đầu lòng gửi về từ một đất nước châu Âu xa xôi, bà Đào Thị Hường (76 tuổi), vợ nhà thơ Vũ Quần Phương, vẫn rưng rưng cảm động khi nhắc đến một chi tiết trong thư."Văn sang Hungary du học năm 1987, hồi ấy cuộc sống ở Hà Nội còn khó khăn lắm, vì thế ai mà được "đi tây" thì đều choáng ngợp trước điều kiện sống bên đó. Văn cũng thế. Gửi thư về cho bố mẹ, anh ấy viết: "Bếp ở đây tiện nghi và đẹp lắm, con nhất định sẽ làm cho mẹ một cái bếp như vậy". Khoảng 6 năm sau, cô chú xây được căn nhà mới ở Thành Công, anh ấy tiết kiệm được một ít, đưa hết cho bố mẹ để góp phần xây bếp đẹp", bà Hường kể.Anh Văn trong câu chuyện chính là nhà toán học Vũ Hà Văn, con trai cả của bà Hường và nhà thơ Vũ Quần Phương. Là giáo sư ĐH Yale (Mỹ), gần đây anh quen thuộc với truyền thông trong nước bởi vai trò Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn VinBigData. Người con trai út của ông bà là TS Vũ Thanh Điềm, chuyên gia của Google. Cả 2 đều tài năng và hiếu thuận.Được hỏi vì sao GS Vũ Hà Văn lại ấn tượng đến thế với cái bếp chật hẹp của mẹ, bà Hường lý giải: "Hồi ấy Văn thường phụ mẹ trong bếp. Ăn xong rửa bát cũng là Văn. Không gian bếp chật chội đã đành, lại nấu bằng bếp dầu nên khói bốc lên hôi mù. Sau này tôi sang Hungary thì thấy bếp của căn tin sinh viên bên đó cũng bình thường nếu so với những gian bếp của các gia đình ở Hà Nội sau này, nhưng so với căn bếp thời nhà tôi ở tập thể Bách khoa Hà Nội thì đúng là một thế giới khác".Bà Hường nhớ lại, thời sinh Văn, gia đình chưa có tích lũy nên kinh tế rất chật vật. Bà phải dỡ áo của chồng ra để may đồ sơ sinh cho con, dỡ áo len của bà để đan cho con áo ấm. Những chi tiết này về sau được nhà thơ Vũ Quần Phương đưa vào thơ và khái quát hóa lên thành hình ảnh người mẹ: "Mẹ con can từng mẩu thời gian/ Như can từng mảnh vải/ Lo cho con mùa đông, mùa hè". Ông còn viết: "Mọi tấm áo mẹ may, con sẽ đều mặc chật/ Mọi con đường trên thế gian này con sẽ đều biết vượt/ Nhưng lòng con sẽ dừng lại sững sờ/ Trước đường khâu của mẹ…".Tiếp mạch chuyện, bà Hường cho biết Văn rất giản dị. Lên tới cấp ba, anh vẫn chịu mặc bộ đồ mẹ may từ vải được tận dụng từ những quần áo cũ. Đó là một bộ màu đen, nên các bạn trong lớp gọi anh là "cuộn giấy dầu". "Cuộn giấy dầu" ấy cứ bon bon trên chiếc xe đạp không phanh, không chuông, không gác-đờ-bu trong suốt những năm học cấp ba", bà Hường âu yếm kể về cậu con trai cả.Với cậu út, bà nhận xét: "Điềm rất thông minh, ham chơi, ham tìm tòi và sáng tạo. Hồi 7 - 8 tuổi, ở nhà một mình, anh ấy tự lấy kéo rồi lôi quần áo cũ của mình ra cắt nham nhở ở gấu quần. Bố mẹ về thì chạy ra khoe "con sửa quần áo đẹp không này". Nhà có cái đài hỏng, anh ấy tháo tung ra để sửa…".Điều khiến bà Hường hài lòng nhất về các con của mình là hai anh em rất yêu thương nhau. Thời gian du học bên Hungary, mỗi khi gửi thư về nhà, anh Văn luôn viết thêm một lá thư riêng cho em trai, trong đó luôn có một bài toán khó và lời bình về bài toán cũ mà thư trước Điềm đã giải. Năm em trai thi đại học, anh Văn từ Mỹ bay về để trực tiếp đưa em đi thi."Buổi đi thi nào hai anh em cũng thực hiện một nghi thức rất buồn cười. Anh xuống nhà trước mở cửa, đợi em đi qua rồi mới đóng cửa lại. Động tác này tạo nên một sự vững tin trong tâm lý của em rằng sẽ được hưởng "vía hên" của anh", bà Hường nhớ lại. Kết quả, trong số 4 trường dự thi, Điềm đỗ thủ khoa ĐH Bách khoa Hà Nội và á khoa Trường ĐH Mỏ - Địa chất. Hai trường còn lại cũng đỗ với điểm số rất cao. Anh Văn nghe tin tủm tỉm cười, buông lời khen: "Được!".Bà Hường vốn mồ côi mẹ, lớp 9 đã phải nghỉ học để nhường điều kiện đi học cho em trai. Đến lúc đi làm, bà mới học tiếp. Sau khi sinh anh Văn, bà thi đỗ vào Trường ĐH Dược Hà Nội. Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét, một trong các yếu tố hình thành nên nhân cách của các con ông là tấm gương của người mẹ, với lối sống bao dung, nhân hậu, chân tình, lạc quan, nghị lực. Trong một bài thơ, ông viết: "Mẹ con không làm thơ/ Nhưng sống thơ hơn bố", và ví von: "Mẹ con như căn nhà, như chiếc tổ chờ trông".Bà Hường thì thấy mình thật may mắn vì có một người chồng rất yêu thương con, đặc biệt là rất chăm chút việc học của các con. Giữa hai vợ chồng hình thành một sự "phân công", mẹ lo việc hậu cần, cơm nước, chăm sóc các con, bố thì đưa đón và sát sao với các hoạt động ở trường của các con. Bố lo tìm thầy cô tốt, tìm trường tốt cho con học. Nhưng bà cũng cho rằng không có một "công thức" làm mẹ nào, cũng như không có mô hình gia đình hoàn hảo nào cả. "Người ta cứ yêu thương nhau hết mực, sống hết lòng với gia đình, rồi trời thương thì sẽ được hái quả ngọt", bà giản dị nói.Tuy vậy, bà cho rằng, để giữ được sự êm ấm của gia đình, người mẹ vô cùng quan trọng. "Tôi thấy một số gia đình, người mẹ ôm nhiều việc quá, lấn lướt vai trò của người bố. Như thế vừa khổ mình, vừa dễ tạo xung đột trong gia đình. Thứ hai là cái sự nhịn. Đặc biệt là trước mặt con thì nên giữ cái uy cho người bố, cần trao đổi gì thì nói sau đó", bà Hường bày tỏ.